Những sai lầm khi rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy

 Rửa bát trong chậu rửa bát sẽ giúp đánh bật những vết bẩn, thức ăn hay dầu mỡ. Thế nhưng có thể bạn chưa biết nó không thể làm sạch vi khuẩn trên chén bát được. Tại sao lại như thế, có thể do những lỗi nhỏ trong quá trình rửa khiến cho vi khuẩn được dịp lộng hành hơn. 

Vậy phải khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để sức khỏe của các thành viên được đảm bảo hơn. 

Ngâm bát đĩa trong bồn rửa bát

Chau rua bat


Đây là thói quen mà nhiều người mặc phải. Do bận rộn hoặc đôi khi là “lười” rửa bát ngay sau khi ăn, để đến bữa ăn sau mới rửa. Việc làm này tương tự như khi bạn đang nuôi một ổ vi khuẩn trong nhà vậy. 

Như chúng ta biết thì bát đũa càng để lâu càng khó rửa, mùi thức ăn càng ngày càng hôi thối và thực phẩm bám lại sẽ bị lên men và sản sinh các vi khuẩn độc hại. Và khi một lượng lớn vi khuẩn bám trên bát đũa thì cho dù có làm sạch bằng dung dịch rửa chén cũng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn được.

Vì thế, hãy lưu ý rửa ngay bát đũa khi ăn xong để chúng luôn giữ được sự sạch sẽ nhé. 

Không phân loại bát đũa trước khi rửa

Đây là một thói quen thứ 2 mà nhiều người gặp phải. Bạn không biết rằng, 

Việc phân loại bát đũa và rửa theo thứ tự sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, lại vừa đảm bảo sạch sẽ nhất có thể. 

Chúng ta không nên xếp chồng bát đũa có nhiều dầu mỡ với những chiếc bát không có dầu mỡ. Vì điều này sẽ khiến tăng gấp đôi thời gian rửa bát. Cách rửa bát theo đúng chuẩn đó là bạn nên phân loại những loại chén đĩa theo từng loại. Những loại không có dầu mỡ trước, rồi sau đó đến phần bát đĩa. 

Ngoài ra bạn cũng nên tách các loại bát đĩa đựng thịt sống và đĩa đựng thịt sống và đĩa đựng phần rau củ riêng.  Hãy rửa đồ chín trước rồi mới bắt đầu chuyển sang rửa đồ sống.

Chau rua bat


Đối với bát đũa nhiều dầu mỡ thì nên tráng qua nước nóng trước rồi rửa lại bằng xà phòng. 

Không thay miếng cọ rửa bát định kỳ

Nhiều người không để ý đến việc phải thay miếng cọ rửa bát định kỳ, thậm chí là sau khi rửa bát xong miếng cọ rửa cũng không được giặt sạch lại. Việc làm này đồng nghĩa là bạn đã "dung túng" cho lũ vi khuẩn có cơ hội lộng hành thêm.

Vì vậy bạn nên chủ động thay miếng rửa bát định kỳ 2 - 3 tuần/lần và cần vò sạch lại sau khi rửa bát xong và phơi khô ở những nơi thông thoáng, tránh ẩm mốc. Thêm nữa, khăn lau trong nhà bếp cũng nên phân ra loại dùng để lau dao thớt, loại dùng để lau bát đĩa để tránh làm lây lan vi khuẩn với nhau.

Bát đũa chưa khô đã vội xếp vào tủ

Đây cũng là thói quen khó bỏ của nhiều gia đình. Đó là rửa bát xong là xếp ngay vào ngăn tủ đựng sau đó đóng kín cửa. Thế nhưng điều này vô tình khiến các vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều hơn. Vì vậy sau khi rửa xong, bạn cần xếp bát chén ra rổ để ráo nước mới úp lên tủ đựng. Hoặc bạn có thể lựa chọn máy sấy bát ngay sau khi rửa bát xong.

Trên đây là những sai lầm khi rửa bát trong chậu rửa bát khiến cho vi khuẩn bám đầy. Các chị em hãy lưu ý để giữ cho không gian chén bát của gia đình mình được sạch sẽ hơn.

Để xem chi tiết các mẫu chậu rửa bát: https://thietbivesinhviglacera.net/san-pham/chau-rua-bat-viglacera.html



Nhận xét